Phát hiện mứt trái cây làm bằng... nhựa


Share/Bookmark

(Dân trí) - Ngày 6/2, nguồn tin từ Công an quận Ninh Kiều cho biết, chiều 5/2 cơ quan này tiến hành mở niêm phong một lô hàng nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc và phát hiện mứt trái cây được làm bằng nhựa.


Phát hiện mứt trái cây làm bằng... nhựa
Táo được làm bằng nhựa, mũ gòn khô rất cứng và cho vào nước thì tan nhanh ra màu đỏ nhưng vẫn rất cứng
 
Tước đó, vào lúc14 giờ 30 phút ngày 3/2, đoàn kiểm tra liên ngành quận Ninh Kiều phát hiện Công ty TNHH Đại Phát (do Nguyễn Thành Tâm làm chủ, địa chỉ 35A đường Đinh Công Tráng, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) nhập về lô hàng "lạ". Lô hàng này có 2 thùng mứt táo, một thùng màu xanh và một màu vàng. Khi tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện phần hạt táo được làm bằng nhựa cứng có hai màu xanh đậm và vàng. Nhìn bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy được làm bằng nhựa. Trên bao bì sản phẩm có ghi nguồn gốc xuất xứ là Trung Quốc.
Điều đáng lưu ý, trong đợt kiểm tra này, đoàn thanh tra còn phát hiện công ty có một thùng mũ gòn khô (mũ của cây bông) rất cứng và có màu đỏ sậm. Khi cho vào nước thì tan nhanh ra thành màu đỏ đục nhưng vẫn rất cứng, không như mũ gòn bình thường. Ngoài ra, đoàn còn phát hiện 10 thùng hàng khác như nước uống tăng lực, nho khô, táo tàu, nấm… không rõ nguồn gốc.
 Hiện cơ quan chức năng đang kiểm nghiệm thành phần của những sản phẩm trên để xử lý vi phạm.
Phạm Tâm

Thịt cừu giả gây chấn động Trung Quốc


Share/Bookmark

Hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư đã bị phát hiện tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm.


Thịt cừu thái lát là món ăn khoái khẩu của người Trung Quốc trong mùa xuân. Ảnh: ChinaDaily
Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác tại Nhà máy Chế biến Thịt Shengtai, thuộc thành phố Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh, theo thông báo của Bộ Công an Trung Quốc.
Phân tích hóa học từ mẫu thử cho thấy những sản phẩm này có chứa nitrite, một chất gây ung thư, cao quá mức cho phép. Theo Bejing Times, hàm lượng sodium nitrite, thành phần chủ yếu của nitrite, trong các sản phẩm nhiễm độc là 8,69g trên 1kg, vượt xa tiêu chuẩn quốc gia về thịt tươi và thịt đông lạnh. Thực tế, chỉ cần 3g sodium nitrite là đủ để khiến một người trưởng thành thiệt mạng.
Hiện tại, Shengtai đã bị buộc phải đóng cửa và hủy giấy phép kinh doanh, China Daily dẫn lời ông Yu Shaoming, người đứng đầu văn phòng thông tin của thành phố Liêu Dương.
"Nhà máy này từng được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp, nhưng họ lại tiến hành việc sản xuất ở dưới lòng đất. Thật là xảo quyệt", ông Yu nói. "Chúng tôi đã tới nhà máy này rất nhiều lần trong hai tháng vừa qua nhưng không thể phát hiện được bất cứ sự vi phạm nào."
Mặc dù cảnh sát thông báo đã tịch thu gần hết chỗ thịt nhiễm độc, nhưng doanh số bán hàng tại các trung tâm phân phối thực phẩm và nhà hàng ở đông bắc Trung Quốc vẫn sụt giảm đáng kể sau vụ bê bối này.
Mùa xuân là thời điểm thuận lợi nhất để kinh doanh thịt cừu và bò thái lát, tuy nhiên, việc buôn bán của Huang Xinghua, một thương gia, đã đi xuống rõ rệt trong hai ngày vừa qua.
"Tôi từng bán được 50 kg thịt cừu lát mỗi ngày. Vậy mà hôm nay số lượng đã giảm xuống chỉ còn 20 kg", anh cho hay.
Li Chenquan, quản lý một nhà hàng ở Thẩm Dương, nói ông đã biết được bí mật này từ lâu. "Thịt cừu "xịn" có giá quá cao. Chúng tôi không thể kiếm nổi tiền nếu dùng chúng", Li, người đã mất khoảng 20% khách hàng từ khi xảy ra vụ bê bối, nói.
May mắn là "những sản phẩm nhiễm độc này dường như vẫn chưa xuất hiện ở Bắc Kinh cũng như tại các trung tâm cung cấp thịt cừu và thịt bò lớn ở Sơn Tây, Sơn Đông và Nội Mông", Liu Tong, giám đốc thống kê tại Xinfadi, một trung tâm buôn bán nông sản lớn ở Bắc Kinh, nói.
Hou Shuisheng, giáo sư dinh dưỡng tại Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, sẽ rất khó khăn cho người tiêu dùng trong việc phân biệt thật giả khi thịt vịt được chế biến theo cách đó.
"Vẻ ngoài của thịt vịt, thịt cừu và thịt bò khá giống nhau. Bằng việc sử dụng mỡ cừu, vị của chúng cũng sẽ giống nhau luôn", ông nói.
Hiện tại, nitrite có thể được sử dụng như một chất phụ gia trong ngành công nghiệp thực phẩm. "Nhưng từ khi phát hiện ra chất này có khả năng gây ung thư, chính phủ bắt đầu giám sát việc sử dụng nó một cách chặt chẽ", ông nói thêm.
Quỳnh Hoa

Clip: Cận cảnh "công nghệ bơm nước" làm tăng cân cho gà


Share/Bookmark
(GDVN) -Một con gà sau khi thịt xong, người dân nơi đây vẫn có thể làm cho nó "béo lên" vài lạng chỉ bằng những công cụ đơn giản là xi lanh và nước lã...


Sau khi nhà nước cấm sản xuất và buôn bán pháo nổ, người dân xã Bình Đà, huyện Thanh Oai Hà Nội đã chuyển sang buôn bán, giết mổ gia cầm để phục vụ nhu cầu thực phẩm cho người dân nội thành Hà Nôi. Trong quá trình làm nghề người dân nơi đây đã tự sáng tạo ra những cách thức khác nhau để sao cho mình có lợi càng nhiều càng tốt từ những con gà. Chính vì điều đó mà họ có thể làm cho một con gà đã qua giết thịt vẫn có thể tiếp tục "lớn" lên trông thấy chỉ trong vài phút.

Trong thực tế việc làm cho con gà lớn lên nhanh như thổi ngay cả khi nó đã chết lại không hề phức tạp một chút nào. Chỉ cần có một chiếc xi lanh thuộc diện hàng khủng sau đó hút đầy nước vào bên trong rồi tiêm trực tiếp vào những điểm có nhiều thịt trên cơ thể con gà, không khác gì một mũi tiêm thông thường. Chỉ sau vài cái đẩy xi lanh, những nơi gầy nhất của con gà cứ thế mà căng tròn lên, nhìn không khác gì một con gà béo thực sự vừa được giết thịt. Người dân nơi đây có một cái tài đó là họ có thể biến một con gà với trọng lượng 1,15 kg lên thành 1,4 kg chỉ trong vài phút.



Clip: Cận cảnh công nghệ vỗ béo tăng cân cho gà thịt bằng nước lã.

Clip: Phát hiện công nghệ làm giò chả Tết từ hàn the sản xuất gốm sứ


Share/Bookmark
Một cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng hàn the chuyên dùng trong sản xuất gốm sứ, thủy tinh để chế biến giò, chả vừa bị cơ quan chức năng phát hiện.


"Mất ăn, mất ngủ" vì bánh bao mốc, thịt bốc mùi trong siêu thị


Share/Bookmark
(GDVN) - Người tiêu dùng tuần qua tiếp tục "mất ăn, mất ngủ" bởi những thông tin thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm kém chất lượng được phát hiện trong những ngày giáp tết.


1. Chế biến bì lợn thối thành đặc sản bằng hóa chất cực độc


Theo Thanh niên đưa tin, thôn Bình Lương (xã Tân Quang, H.Văn Lâm, Hưng Yên), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là những miếng da lợn đã qua sơ chế được phơi la liệt bên đường làng, trên mái nhà hoặc cạnh bờ ao.

Theo tiết lộ của ông C. chủ một cơ sở sản xuất cho biết, trung bình mỗi ngày nhập khoảng 1,5 tạ bì sống và chế biến. Những ngày giáp tết thì nhiều hơn, gần 2 tạ/ngày. “Toàn bộ số bóng bì sẽ được đổ buôn cho các mối hàng quen tại chợ Đồng Xuân, chợ Hôm”, ông C. cho hay.
Khu chế biến bì lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh.


Tìm hiểu, pv được biết nhiều hộ làm bóng bì ở Bình Lương có hẳn bí quyết tẩy trắng và làm mất mùi của bì lợn ôi thiu. Bì lợn sau khi cạo sạch lông, nạo bỏ toàn bộ mỡ sẽ được ngâm trong thùng ô xy già từ 2 - 3 tiếng đồng hồ.

Một nam thanh niên làm thuê cho cơ sở sản xuất bóng bì của ông Đ. tiết lộ: những thùng dung dịch ô xy già khi mới nhập về từ Lạng Sơn thì còn có nguyên nhãn chữ Trung Quốc trên vỏ thùng, nhưng sau đó bị bóc đi. Một lít ô xy già mua ở Lạng Sơn có giá 15.000 đồng và có thể tẩy trắng tới hơn 3 tạ bì lợn.

2. 14/15 mẫu bắp luộc có hóa chất độc hại

Theo Người lao động ngày 29/1 đưa tin, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết kết quả kiểm nghiệm mới nhất đã phát hiện 14/15 mẫu bắp luộc lấy tại một số tỉnh ĐBSCL sử dụng hóa chất bảo quản nhóm nitrit.

Kết quả kiểm tra này được công bố sau khi có thông tin bắp luộc tại Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang không bảo đảm an toàn thực phẩm do nông dân trồng bắp bằng hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc.
14/15 mẫu bắp luộc lấy tại một số tỉnh ĐBSCL sử dụng hóa chất bảo quản nhóm nitrit.
 Ảnh minh họa.


Trước đó, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM tiến hành lấy 15 mẫu bắp nguyên liệu để kiểm nghiệm hóa chất bảo vệ thực vật nhóm chlor hữu cơ và 14 mẫu bắp luộc để kiểm nghiệm hàm lượng nitrat, nitrit, cyclamate, chỉ tiêu kim loại nặng (Pb, Cd, Hg).

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 100% mẫu bắp nguyên liệu đều bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, 14/14 mẫu bắp luộc lại có hàm lượng hóa chất sử dụng hóa chất bảo quản nhóm nitrit.

Theo Cục An toàn thực phẩm, nhóm chất nitrit để bảo quản bắp luộc trong chế biến là chất không được phép vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

3. Sản xuất gia vị lẩu Thái, bò kho không đảm bảo vệ sinh

Trên tờ Pháp luật, ngày 29/1 cho biết, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công an huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) kiểm tra Cơ sở sản xuất gia vị Việt Trung Hoa (số 27, ấp Bình Trung, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) do ông Nguyễn Thành Công làm chủ.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại khu vực sản xuất, đóng gói và kho chứa có khoảng 1.000 kg hàng thành phẩm, trong đó có 500 gói gia vị lẩu Thái, nấu bò kho đã quá hạn sử dụng và 40 kg bột để làm gia vị. Tại kho chứa nguyên liệu có sáu can nhựa loại 25 kg/can chứa dầu ăn, 3 kg bột ớt, 50 kg bộ cà ri và ngũ vị hương.

Sáng cùng ngày, đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận Tân Phú (TP.HCM) kiểm tra đại lý Ngọc Quang (phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú) chuyên cung cấp gia cầm do bà Nguyễn Thị Bích Liên làm chủ.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ gần hai tấn thịt gà đông lạnh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, một số đã quá thời hạn sử dụng, không có nhãn mác và nguồn gốc. Các cơ quan chức năng đã lập biên bản, tịch thu toàn bộ số hàng trên và tiêu hủy theo quy định.

4. Phát hiện bánh bao mốc đen, thịt cá bốc mùi tại Co.opmart Hà Nội

Theo An Ninh thủ đô đưa tin, chiều tối ngày 30/1, đoàn kiểm tra liên ngành gồm thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội, chi cục Thú y Hà Nội và Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an Hà Nội đã tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) tại siêu thị Co.opmart Hà Nội.
Bánh bao mốc xanh, đỏ phát hiện trong kho hàng.


Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện khâu bảo quản thực phẩm tươi sống, đông lạnh của siêu thị không đạt, phát hiện nhiều thực phẩm đã bốc mùi, nấm mốc.

Theo đó, kiểm tra trong kho lạnh và tủ cấp đông các sản phẩm hàng hóa phát hiện 10kg thịt bò, 18kg thịt không nhãn mác, 17kg sườn lợn, 5kg cá cơm, 297 kg thịt gà và chân gà bảo quản không đạt yêu cầu đã làm cho sản phẩm biến chất, bốc mùi.

Ngoài ra, trong kho mát phát hiện 270 hộp bánh bao đã bị mốc đen, dù đã được siêu thị niêm phong chờ xử lý nhưng lại vẫn bảo quản chung với các mặt hàng khác như sữa chua, váng sữa, rau quả các loại.

Đoàn kiểm tra đánh giá, số bánh bao đã bị mốc rất nặng, trong đó nấm mốc chứa độc tố Aflatoxin gây ngộ độc thực phẩm lại bảo quản chung với các sản phẩm khác, rất nguy hại. Đoàn kiểm tra đã lấy 3 mẫu rau gồm rau dền, rau cải bó xôi và đậu trạch để phân tích chất lượng.

Thêm vào đó, là một siêu thị lớn nhưng hệ thống tủ bảo quản lại không hoạt động, bởi vậy, có sản phẩm dù được bảo quản trong tủ nhưng cũng đồng thời đang phân hủy. Tủ bảo quản bốc mùi hôi, tanh, mất vệ sinh ATTP. 
Phạm Liễu (tổng hợp)

Phát hiện "lò" đóng gói bột ngọt Trung Quốc "đội lốt" thương hiệu lớn


Share/Bookmark

(Dân trí) - Sau một thời gian theo dõi, ngày 31/1, Đội Cảnh sát QLKT và chức vụ môi trường Công an quận Ngũ Hành Sơn phối hợp với Công an phường Hòa Quý phát hiện một “lò” chuyên đóng gói bột ngọt Trung Quốc thành nhãn hiệu A-one, thu giữ hơn 4 tấn bột ngọt.

  Cơ quan Công an thu giữ hơn 4 tấn bột ngọt giả nhãn hiệu A-one
Cơ quan Công an thu giữ hơn 4 tấn bột ngọt giả nhãn hiệu A-one

Khi phát hiện một chiếc xe tải chở bột ngọt đi bỏ mối ở các cửa hàng tạp hóa, lực lượng Công an đã bắt giữ và đưa về cơ sở tại một căn nhà ở tại tổ 59 (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) do ông Đ. (ngụ tại địa chỉ nói trên làm chủ), phát hiện đối tượng Nguyễn Văn Long (SN 1981, trú tổ 59, phường Hòa Quý) có hành vi sử dụng chất gia vị từ các bao bì mang nhãn hiệu Trung Quốc đóng vào các loại bao bì mang nhãn hiệu A-one.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng Công an phát hiện 92 bao tải màu trắng ghi tiếng Trung Quốc bên ngoài với trọng lượng mỗi bao khoảng 25kg. Theo khai nhận của Long, bên trong các bao này chứa chất gia vị bột ngọt của Trung Quốc dùng để bỏ vào các loại bao bì in nhãn hiệu A-one sau đó đem ra thị trường tiêu thụ.
 
Các loại bột ngọt và bột giặt Omo đã cho vào bao chuẩn bị đưa ra thị trường
 
Các loại bột ngọt và bột giặt Omo đã cho vào bao chuẩn bị đưa ra thị trường
Các loại bột ngọt và bột giặt Omo đã cho vào bao chuẩn bị đưa ra thị trường
Qua đấu tranh, Nguyễn Văn Long cho biết, số bột ngọt nói trên y mua tại bến xe Đà Nẵng và trôi nổi trên thị trường, số hàng trên có xuất xứ từ Trung Quốc, sau đó đem về bỏ vào nhãn A-one có gói từ 100 đến 450 gam.
Sau khi đóng bao, Long cho vào thùng cat-ton rồi bỏ đi các nơi như QuảngNam, Đà Nẵng để tiêu thụ. Ngoài ra, Long còn đem bán đứt cho một số tư thương tại bến xe, sau đó những người này chở đi tiêu thụ ở các địa phương khác trong cả nước.
Tại thời điểm kiểm tra, Cơ quan Công an phát hiện có 4.331 kg bột ngọt; trong đó đã đóng vào bao 2.031 kg; chưa thành phẩm 2.300 kg. Ngoài ra, Cơ quan Công an còn phát hiện 40,8kg bột giặt mang nhãn hiệu Omo nhưng bên trong là sản phẩm của nhãn hiệu của V. và S. có giá rẻ hơn rất nhiều để bán kiếm lời.
 
Số lượng bột ngọt và bột giặt được vận chuyển về trụ sở Công an quận Ngũ Hành Sơn
Số lượng bột ngọt và bột giặt được vận chuyển về trụ sở Công an quận Ngũ Hành Sơn
Long khai nhận đã sản xuất bột ngọt giả và bột giặt Omo giả hơn 2 tháng nay. Để tiện bề làm ăn, Long thuê thêm 2 nhân công khác để sản xuất. Cứ vài ngày, Long cho xuất một lượng hàng lớn ra thị trường.
Hiện Cơ quan Công an quận Ngũ Hành Sơn đang củng cố hồ sơ để khởi tố Nguyễn Văn Long về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và điều tra mở rộng các nghi can trong đường dây sản xuất bột ngọt và Omo giả quy mô lớn này.
Công Bính

Đến lượt "sinh vật lạ" xuất hiện trong miếng rửa chén


Share/Bookmark

(TNO) Ngày 23.1, đại diện UBND và Trạm y tế P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đến kiểm tra, lập biên bản ghi nhận có nhiều "sinh vật lạ" trông giống đỉa(nhưng có lông và có chân) trong miếng rửa chén hiệu Hua Da (không rõ nguồn gốc) tại nhà bà Lê Thị Thọ trên đường Lê Văn Tám.


Tối 22.1, em Trần Phương Linh (16 tuổi, con gái bà Thọ) rửa chén thì thấy hàng trăm con "sinh vật lạ" lúc nhúc từ trong miếng rửa chén (nhỏ bằng đầu tăm) bò ra.
Linh gọi và chỉ cho bà Thọ. Sau đó bà Thọ dùng muối bỏ vào nhưng không diệt được những "sinh vật lạ" này, sau đó bà bỏ vào bịch ni lông buộc lại và để ra đường…
Xuất hiện sinh vật lạ trong miếng rửa chén
"Sinh vật lạ" trong miếng rửa chén
Xuất hiện sinh vật lạ trong miếng rửa chén 1
Những sinh vật lạ đã chết
Xuất hiện sinh vật lạ trong miếng rửa chén 2
Mặt trước bao bì đựng miếng rửa chén
Xuất hiện sinh vật lạ trong miếng rửa chén 3
Mặt sau bao bì đựng miếng rửa chén - Ảnh: Gia Bình
Cách đây khoảng một tuần, bà Thọ mua ba miếng rửa chén nhãn hiệu Hua Da tại một cửa hàng trong khu vực chợ Đà Lạt về sử dụng.
Khi cơ quan chức năng đến nhà bà Thọ thì những "sinh vật lạ" trên đã chết, nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản, lấy mẫu và tạm giữ hai miếng rửa chén còn lại để báo cáo cấp trên.
Gia Bình

 Subscribe in a reader